Tổ kiến
Thông thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là kiến chúa). Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)...Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.
Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" lao động của tổ.
Sinh sản và tự vệ của loài kiến
Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên. Những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho các con đẻ sau và cho kiến chúa.
Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.
Thức ăn
Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm như thế nào? ). Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.
MỤC ĐÍCH DIỆT KIẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC:
Kiến không chỉ gây phiền phức, khó chịu cho con người mà còn có thể chích, đốt người làm cho nổi mẫn, sương... dẫn đến sốt, dị ứng da, nhiễm trùng.... có loài kiến còn có thể gây tử vong cho con người và loài vật. ngoài ra chúng còn mang theo các vi trùng, vi khuẩn từ những nơi kém vệ sinh nhất tới nguồn thức ăn của con người thông qua đặc điểm sống của chúng dẫn đến làm cho thức ăn có mùi và nhanh hư...vì vậy mục đích của việc kiểm soát kiến là tiêu diệt và hạn chế về số lượng và mật độ các loài kiến có hại.
Vòng đời của kiến
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, TIÊU DIỆT KIẾN:
- Tái tạo lại vệ sinh sạch sẽ nơi có côn trùng xuất hiện để hạn chế sự phát sinh và phát triển của các loài Kiến gây hại.
- Phun hóa chất dạng sương: được áp dụng trong các không gian bên trong các nhà,… giúp tiêu diệt ngay các loài kiến đang có mặt. Hóa chất được tồn lưu ở các khu vực đã xử lý nhằm hạn chế sự xâm nhập của chúng trong một khoảng thời gian.
- Phun hóa chất dạng khói mù nóng: phun chủ yếu ở khu vực khuôn viên bên ngoài,… giúp tiêu diệt ngay lập tức các loài kiến đang có mặt
- Dùng bã diệt kiến tận gốc, bẩy để tiêu diệt kiến.